Giới thiệu Cảm biến gạt mưa tự động (Rain Sesing Wipers)

Cảm biến gạt mưa tự động (Rain Sesing Wipers) đang đần trở thành một tiêu chuẩn mà các hãng xe như Ford, Toyota, Huyndai, Honda…  trang bị  trên những chiếc xe của mình. Hầu hết cá dòng xe ô tô hiện nay với nhiều option mới hiện đại đều không thể thiếu tính năng gạt nước mưa tự động, có thể coi đây la một tính năng không thể thiếu trên các xe đời mới

Công dụng của cảm biến gạt mưa tự động (Rain Sensing Wiper):

Ngoài sự an toàn trên những chiếc xe thì việc mang lại sự thoải mái cho cả người lái & hành khách luôn là điều mà các nhà sản xuất xe hướng đến. Với cảm biến gạt mưa tự động trang bị trên xe, người lái sẽ không còn phải bận tâm về việc điều khiển công tắc gạt mưa, thay vào đó là tập trung vào lái xe. Cảm biến gạt mưa tự động sẽ thay thế tài xế điều khiển motor gạt để làm sạch kính chắn gió phía trước, giúp đảm bảo tầm nhìn luôn ưu nhất trong những lúc điều kiện thời tiết trở nên xấu đi đảm bảo an toàn khi lái xe

điều khiển cảm biến gạt mưa tự động

Phương thức hoạt động cảm biến gạt mưa tự động (Rain Sensing Wiper):

Hoạt động của hệ thống dựa trên cơ chế nhận diện sự thay đổi ánh sáng chiếu qua kính chắn gió, công dụng của cảm biến là phát hiện được sự “hiện diện” của nước và các vết bẩn. Từ đó có thể kích hoạt tính năng gạt mưa tự động, với những cảm biến này có thể tự động điều khiển tốc độ nhanh chậm của gạt mưa

cảm biến phát hiện được sự “hiện diện” của nước và các vết bẩn

Cấu tạo của mô-đun điều khiển gạt mưa tự động

Hệ thống sử dụng một mô-đun điều khiển điện tử được trang bị để nhận thông tin và điều khiển hoạt động của các cần gạt.

cấu tạo Cảm biến gạt mưa tự động

Như hình trên, chúng ta có thể thấy mô-đun điều khiển chứa các đi-ốt phát quang (LED) phát ra các tia hồng ngoại trên kính chắn gió. Khi kính trong suốt, tia hồng ngoại sẽ được phản xạ lại và các cảm biến (Light Receptors) sẽ nhận tín hiệu này.

Ngược lại, khi các giọt nước mưa hoặc bụi bẩn xuất hiện trên kính, chùm tia hồng ngoại sẽ đi qua chúng thay vì phản xạ đến các cảm biến. Ánh sáng phản xạ này tạo ra một điện áp trong mô-đun điện tử, khi ánh sáng phản xạ nhiều hơn, chúng sẽ tạo ra một điện áp lớn hơn và ngược lại. Các kỹ sư lập trình mô-đun điện tử theo cách nó kích hoạt mô-tơ gạt nước hoạt động khi điện áp được tạo ra thấp hơn (tức là khi lượng ánh sát phản xạ rất nhỏ).

Tốc độ và thời gian kích hoạt cần gạt nước phụ thuộc vào mức độ ẩm ướt của kính chắn gió. Một số hệ thống tiên tiến còn có khả năng đo độ ẩm trực tiếp từ kính chắn gió. Người lái cũng thể điều chình mức độ hoạt động của cần gạt như bình thường. Ở mức độ cao, các cần gạt nước sẽ hoạt động với tốc độ, tần suất cao và ngược lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *